Bật mí 31+ mẫu tranh thư pháp nghệ thuật độc đáo, ý nghĩa

5/5 - (126 bình chọn)

 Tranh thư pháp có thể thể hiện phẩm hạnh, làm tăng tinh thần của con người. Một bức thư pháp đẹp hội đủ HÌNH, THẦN,  Ý sâu sắc. Từ đó sẽ mang lại cho người xem một cảm giác thư thái, là một sự hưởng thụ nghệ thuật đích thực.

 Trong bài viết hôm nay, MT Gold Art xin cóp nhặt những kiến thức về tranh thư pháp trong “biển học” về dòng tranh đặc thù này. Hy vọng phần nào giúp bạn tìm được mẫu tranh thư pháp nghệ thuật, độc đáo và ý nghĩa.

Xem thêm: 

Tranh thư pháp: Quà tặng thầy cô ý nghĩa,độc đáo 

Thư pháp là gì?

Thư pháp có nghĩa ban đầu là phương pháp viết chữ cho sao chuẩn xác, cho đẹp. Sau đó cùng với thời gian, thư pháp đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu và trở thành nghệ thuật viết chữ cách điệu, tạo ra những hình tượng nghệ thuật thể hiện ý tứ trực giác hoặc sâu xa của tác giả.

Nghệ thuật thư pháp bắt nguồn từ Trung Quốc và Ả Rập, một số nước ảnh hưởng: Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Nghệ thuật Thư pháp được thể hiện bằng chữ Hán, sử dụng bút lông, mực tàu, giấy và nghiên mài mực hay còn gọi là “văn phong tứ bảo”. Ở Nhật bản người ta gọi nghệ thuật viết chữ đẹp là Thư đạo, ở Hàn Quốc người ta gọi là Nghệ thư, ở Việt Nam gọi là Thư pháp.

Tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm thư pháp thường bao gồm nhiều yếu tố rất khắt khe như điểm hoạch (đường nét), kết thể (bố cục), thần vận (cái hồn của tác phẩm)… và cao hơn là tư tưởng của người cầm bút.

Tâm hồn hòa ái, sự kiên trì nhẫn nại, hay tính tình nóng vội, tự cao, đều thể hiện ra nét bút. Độ đậm nhạt của nét bút, tốc độ viết nhanh chậm đều thể hiện trạng thái tâm tư của người cầm bút khi đó.

Tâm bình tĩnh khí, thì nét bút thể hiện sự ổn định trong trạng thái tư tưởng, mềm mại nhưng không lỏng lẻo, cứng cỏi nhưng không khô khan, trong cương có nhu, trong động có tĩnh. Đó chính là phần hồn của một thư pháp.

> Xem thêm: Thư pháp Đông Á – Wikipedia.org

Nghệ thuật thư pháp truyền thống của nước ta

Ông cha ta từ xưa luôn tôn trọng nhân tài, coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Những người đi thi Hương, thi Hội, thi Đình đều là những người có tài về văn chương, thơ, phú, ngoài võ họ còn trang bị cho mình một nét chữ “phượng múa rồng bay” thể hiện cái tài của sĩ tử ngày xưa.

Chúng ta vẫn không quên hình ảnh ông đồ trong mỗi độ tết đến xuân về. Hình ảnh ông Đồ xuất hiện để cho chữ mọi người – nét chữ sang trọng, có hồn và được treo gian giữa của ngôi nhà. Cái tài, cái tâm của ông Đồ già muốn gửi gắm. Chỉ có những người có tâm sáng mới cho ra những nét bút tài hoa. 

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

(Ông đồ – Vũ Đình Liên)

Ở Việt nam, thư pháp được bắt đầu từ thư pháp chữ Hán – Nôm. Đến khi chữ Quốc Ngữ ra đời dần thay thế cho chữ Hán thì thư pháp chữ Quốc Ngữ từ đó cũng được hình thành.

Thư pháp chữ Việt dễ dàng thể hiện theo nhiều cách khác nhau, tự do sáng tạo không ràng buộc trong khuôn khổ như chữ Hán, nhưng phải luôn giữ vững cấu trúc của chữ. Là chữ Latin không phải chữ tượng hình như chữ Hán nên khó biểu đạt được tâm ý và nội dung của câu chữ, chính vì vậy người viết thường cố tình tạo nên những tác phẩm mang hình ảnh cần biểu đạt mà dễ làm mất đi cấu trúc chính của chữ khiến người xem khó đọc được.

Các lối viết trong thư pháp chữ Việt

Nghệ thuật thư pháp đương đại Việt Nam là sự kết hợp hài hoà giữa kỹ thuật dùng bút lông, mực xạ và những đường nét tiêu biểu của nghệ thuật thư pháp Trung Hoa nói riêng, và nền thư pháp của các nước phương Đông nói chung, để thể hiện các con chữ Latinh. 

Lối viết chân tự (chân phương)

Là cách viết rõ ràng dễ đọc, rất giống chữ thường. Chính vì đặc điểm dễ đọc, dễ viết mà lối viết thư pháp chân phương phát triển mạnh và phổ biến nhất.

Lối viết biến tự (cách điệu)

Là cách viết biến đổi từ chữ Chân Phương, nhưng các chữ cái hơi được biến dạng một chút để tạo lối viết riêng của từng người. Đây là cách viết  thể hiện chữ thành những hình tượng khác nhau, có thể biến hóa con chữ để mang những hình ảnh mà người viết muốn miêu tả, đánh lừa thị giác của người xem vì tác phẩm nặng về hình hơn chữ.Ở lối viết chữ này tuy rằng khó đọc nhưng người xem có thể cảm nhận được ý của tác giả qua những hình ảnh ẩn trong tác phẩm.

Lối viết cuồng thảo (cá biệt)

Lối viết này thể hiện cá tính của người viết. Nhìn vào kiểu chữ này, người xem dễ nhận ra tác giả mà không cần phải xem chữ ký. Kiểu chữ này thường được viết liền mạch trong một nét nên khó đọc.

Đây là lối viết thể hiện cái hồn chữ nhiều hơn là ý. Người  viết phóng túng ngòi bút khiến người xem khó nhận biết, luôn chứa đựng nội lực của người viết.Cách viết theo lối thảo người thưởng lãm phải mất một lúc khá lâu để hiểu hoặc thậm chí là không thể đọc được chữ mà tác giả viết nên.

Lối viết mộc bản

Là kiểu chữ giống như chữ khắc trên mộc hoặc như kiểu thợ sắp chữ của nhà in mà khi viết thì theo một phương pháp đảo lộn, khi xem phải dùng gương phản chiếu. Khi nhìn qua, chữ kiểu này trông giống dạng Hán-Nôm, nhưng thực ra lại là chữ Việt viết ngược.

Lối viết mô phỏng

Là lối viết dựa theo kiểu chữ của nước ngoài. Chẳng hạn mô phỏng cách viết điền thể trong chữ Trung Hoa được dùng nhiều trong việc trang trí các đền chùa và miếu… Chữ được viết có sắp xếp gọn trong bố cục hình vuông hay tròn và phân bổ theo chiều dọc và ngang đều như những thửa ruộng.

 

Tranh thư pháp – nét đẹp của văn hóa Việt

Tranh thư pháp là một thú chơi tao nhã đáng trân trọng, thể hiện tâm, khí, ý, lực của người dụng bút vừa là cách tạo nên “cái hồn” của câu chữ, tôn vinh giá trị của tiếng Việt.

Khi nhắc đến tranh thư pháp mọi người sẽ liên tưởng đến ngày hình ảnh một ông đồ trong bộ đồ khăn đóng ngồi cặm cụi với từng nét bút, từng con chữ. Nhưng đó chỉ là những hình ảnh phổ biến ngày xưa thôi.

Ngày nay, tranh thư pháp được biến tấu với nhiều hình ảnh, nhiều hoa văn kết hợp cùng các dòng chữ thư pháp. Sự hài hòa giữa bức tranh và những con chữ trở nên sinh động hơn, sắc sảo hơn khi mọi người dùng tranh để trang trí cho không gian riêng của gia đình mình.

Với sự lưu giữ một loại hình truyền thống dân tộc, cùng sự sáng tạo không ngừng, tranh thư pháp vẫn mang những nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt.

Xem thêm:

Quà tặng tân gia: 99+ món quà phú quý cát tường đến gia chủ

Ý nghĩa của tranh thư pháp

Tranh thư pháp là biểu hiện rõ ràng nhất cho ý chí, sự quyết tâm

Đằng sau việc điều khiển một cây cọ lông tạo thành nét thanh, nét đậm, nét vòng, nét móc, nét phẩy, nét mác… Là một sự kiên trì khổ luyện, tiêu tốn không biết bao giấy mực. Công sức không thể tính bằng ngày một ngày hai mà là cả một quá trình, cả một sự đam mê sâu sắc. Không những vậy, người nghệ sĩ còn phải có tâm hồn tinh tế để biết cách bài trí bố cục. 

Thư pháp còn có thể trở thành thư họa. Đó là khi nhà thư pháp biến chữ thành tranh, tranh là hình ảnh của chữ. Lối viết này được coi là đỉnh cao của nghệ thuật thư pháp.

Tranh thư pháp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Đối với người nghệ sĩ, việc rèn thư pháp cũng chính là quá trình rèn luyện thân tâm. Càng luyện càng thấy nội tâm tĩnh lặng, thư thái. Càng viết càng thấy tâm thanh tịnh. Đặc biệt nhất là khi được họa những câu văn mang tính triết lý nhân sinh sâu sắc.

Chỉ những người đam mê thư pháp mới cảm thụ hết được cái hay cái đẹp của chữ. Thưởng thức tranh thư pháp để lắng đọng cảm xúc, buông xả mọi ưu phiền.

Xem thêm:

Quà tặng sếp 2019: 69+ Gợi ý quà tặng độc đáo, sang trọng tặng sếp

Mẹo treo tranh thư pháp để tăng sinh khí cho ngôi nhà

Một bức tranh thư pháp là hiện thân của sự cố gắng và kiên trì, đại diện cho khí chất và trạng thái của người sử dụng. Treo tranh thư pháp còn tạo sự hài hòa âm dương cho không gian sống, truyền sinh khí cho ngôi nhà.

Hướng treo tranh

Thư pháp Ngũ hành thuộc Thủy, nên treo ở phương tương sinh, tương trợ như phương Nam, Đông, Đông Nam. Không nên treo ở phương tương khắc như phương Đông Bắc, Tây Nam, chính Bắc, vì đây là những phương vị làm hao tổn vượng khí. Treo ở phương Tây Bắc, chính Tây thì hiệu ứng bình thường.

Vị trí treo tranh

Vị trí treo tranh nên cao ráo và thoáng mát, tránh nơi u tối, chật chội và bẩn như gần nhà vệ sinh, nhà bếp, đường thoát nước…

Thư pháp với nội dung khác nhau nên treo ở những vị trí khác nhau trong nhà, nhưng đa phần thư pháp nên treo trong thư phòng. Như chữ Nhật nhật kiến tài (Ngày ngày thấy tiền tài) nên treo trong phòng khách; Chữ Hoa hảo nguyệt viên (Hoa đẹp trăng tròn) nên treo trong phòng ngủ. Chữ Tửu (rượu) nên treo ở phòng ăn. Chữ Ốc nhã nhân hòa (Nhà trang nhã, người hòa hợp) thì treo ở phòng khách, thư phòng, phòng ngủ đều được.

Kết hợp với các hình ảnh khác

− Để gia đình được che chở, bạn thêm hình ảnh cây tre.

− Muốn củng cố danh tiếng và sự phú quý, bạn thêm hoa mẫu đơn.

− Để mang lại cảm giác yên bình, bạn thêm họa cảnh đồng quê, sơn thủy hữu tình.

− Là người kinh doanh, bạn chọn bức họa có chiếc thuyền buồm hoặc con ngựa.

− Nếu kết hợp với hình muông thú, bạn chọn hình con vật ngẩng cao đầu và hướng mắt lên trên. Không chọn con vật hướng mắt nhìn thẳng vì thể hiện sự khiêu khích và chiến đấu.

− Hình minh họa cho chữ mang yếu tố nhẹ nhàng, hướng thiện. Tránh những tác phẩm mang tính kích động, khiêu khích.

 Ngụ ý và hiệu ứng

Bức tranh thư pháp với lời chúc  tốt đẹp sẽ khiến cho con người luôn ấp ủ tâm nguyện, thôi thúc nguyện vọng thành hiện thực.

Một bức thư pháp đẹp được treo trong phòng sẽ liên tưởng đến ý nghĩ tốt đẹp của bức thư pháp này, từ đó mà hình thành nên lời cầu chúc. Theo cách nói của tôn giáo thì đây chính là “niệm lực”, là sức mạnh của tư tưởng.

 

Mẫu tranh thư pháp với chất liệu phổ biến

Tranh thư pháp dát vàng

Tranh thư pháp dát vàng hiện nay được nhiều người lựa chọn làm quà tặng hay trưng bày nhà chung cư, biệt thự. Vì tranh dát vàng nhìn các họa tiết tinh tế và sang trọng. Bởi các chi tiết được làm từ vàng lá 24k dát mỏng và độ bền của tranh cũng được 40-50 năm.

Tranh chữ Phúc dát vàng 

Theo nét viết tiếng Trung, chữ phúc gồm bộ thị và ký tự phúc. Trong đó, bộ thị giống như hình vẽ bàn thờ. Còn ký tự phúc giống như hình vẽ vò rượu. Người xưa cho rằng, nhà luôn đầy rượu là sung túc, dồi dào, nghĩa là giàu có. Chữ Phúc treo lộn ngược là “phúc đảo” – gần âm với “phúc đáo” nghĩa là vận may, điều tốt sẽ đến dồi dào.

Tranh chữ phúc
Tranh chữ phúc dát vàng 24k

Trong tiếng Việt, Phúc là thuận lợi, đồng thuận. Thuận trời đất, thuận trên dưới, thuận cha mẹ, con cái, không có gì trắc trở mới được gọi là phúc. Treo tranh chữ phúc dát vàng  trong nhà giúp gia đình hòa thuận, tránh được những cãi vã không đáng có.

Tranh chữ Tâm dát vàng 

Chữ “tâm” là nét chủ đạo của đạo học Phương Đông. Ý nghĩa của nó hết sức phong phú, liên quan đến việc tu thân, dưỡng tính, xử thế, tiếp vật. Người đời thường treo các chữ “đức”, “phúc”, “nhẫn” v.v… nhưng xem ra chữ “tâm” đã có thể bao hàm được tất cả. 

Tranh chữ tâm
Tranh chữ tâm dát vàng 24k

Làm việc gì cũng phải có “tâm”. Khi có “tâm” rồi, lại phải biết giữ “tâm” không để vọng động, ảnh hưởng tới sự sáng suốt của lý trí.

  • Tâm mà lệch lạc, thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên.
  • Tâm mà gian dối, thì cuộc sống bất an.
  • Tâm mà ghen ghét thì cuộc sống hận thù..
  • Tâm mà đố kỵ, thì cuộc sống mất vui.
  • Tâm mà tham lam, thì cuộc sống dối trá

Treo tranh chữ Tâm thư pháp dát vàng  trong nhà như một lời nhắc nhở bản thân hãy giữ cho Tâm trong sáng để an nhiên  hưởng thụ cuộc sống của mình.

Tranh thư pháp trên sứ

Sứ là chất liệu truyền thống có từ rất lâu đời, tồn tại từ đời này qua đời khác. Với ưu điểm nổi bật nhất là độ bền với thời gian. Dù có đem chôn vùi dưới lòng đất, hay phơi nắng mưa cũng không bị hỏng. Sứ sử dụng nguyên liệu là đất sét và pha với nhiều chất phụ gia tạo nên vẻ trắng sáng. Ngoài độ bền thì sứ còn có vẻ đẹp khá sang trọng và phù hợp với hầu hết các không gian, kiến trúc.

Tranh sứ thư pháp đang dần hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu chơi tranh chữ và trang trí. Tranh thư pháp trên sứ không đơn thuần là chỉ vẽ chữ trên đất  mà còn có cảnh sắc thiên nhiên làm cho bức tranh độc đáo, nhiều cảm xúc.

Tranh đồng thư pháp

Nghề chế tác tranh đồng thư pháp là sao chép lại chữ từ nguyên mẫu sang chất liệu khác. Nhưng cái khó của người nghệ nhân khi chế tác không chỉ giữ được những nét chữ như nguyên mẫu mà còn thổi hồn cho chữ, để những nét chữ không bị thô cứng  mà có sự mềm mại, uyển chuyển giống như ông đồ đang vẽ trên giấy vậy.

Tranh thư pháp
Tranh đồng thư pháp

Điều đầu tiên cần nói tới khi chế tác tranh đồng là nguyên liệu phải đảm bảo 100% nguyên chất vì nếu đồng mà pha lẫn kim loại khác sẽ bị vỡ, rách trong quá trình chế tá. Công đoạn tiếp theo là đưa tấm đồng vào thúc nổi theo mẫu. Sau khi chữ đã được thúc thành hình được đưa vào chạm đồng – đây là công đoạn khó nhất và mất thời gian nhất. Công đoạn cuối cùng là lấy màu cho chữ thư pháp theo cách thức bí truyền của làng nghề, có khi là lấy màu vàng bóng, có khi là màu nâu giả cổ…

Tranh gỗ chữ thư pháp

Tranh gỗ thư pháp là bức tranh điêu khắc trên các loại gỗ quý như gỗ gụ, gỗ hương… Nội dung trên tranh điêu khắc gỗ đó là các chữ thể hiện chí khí, nguyện ước của gia chủ.

Tranh gỗ thư pháp có thể được đục tay hoàn toàn, hoặc đục bằng máy CNC cao cấp.

Tranh gỗ thư pháp cũng giống như các mẫu tranh thư pháp khác, vừa mang ý nghĩa trưng bày trang trí vừa mang ý nghĩa phong thủy. Thể hiện ước mong, nguyện ước của người chơi tranh. Nội dung của các mẫu tranh gỗ thư pháp đều mang ý nghĩa tốt đẹp, may mắn, thịnh vượng.

Người bình thường thì nên chơi các mẫu tranh cầu hạnh phúc vẹn tròn như bộ tranh gỗ thư pháp 3 chữ Phúc Lộc Thọ. Hoặc bộ tranh cá chép trông trăng với các cặp Phúc Đức, Tài Lộc…

Giới kinh doanh buôn bán rất nên chơi các mẫu tranh gỗ phong thủy thư pháp thể hiện phương châm, đạo đức kinh doanh như tranh gỗ chữ Tín, tranh gỗ thư pháp chữ Tâm, chữ Tài Lộc…

Giới viên chức, công chức văn phòng nên treo tranh gỗ thư pháp chữ Đức, chữ Tâm để tự răn mình sống vẹn tròn, đạo lý.

Tranh thêu chữ thư pháp

Nếu tranh thư pháp vẽ tay sở hữu những bút pháp điêu luyện thể hiện phong thái và khí chất người cầm bút thì tranh thêu thư pháp lại là một họa phẩm độc đáo với những đường chỉ thêu tinh xảo tái hiện lại từng họa bút trong tranh thư pháp

Tranh thêu thư pháp cũng là một trong những dòng tranh nghệ thuật Việt Nam với nhiều mẫu mã vô cùng đa dạng và phong phú được đông đảo khách hàng trong nước và quốc tế yêu thích. 

Không chỉ mang yếu tố thẩm mỹ trong bài trí nội thất, mỗi bức tranh thêu tay thư pháp còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành cho người trang trí. Những tác phẩm đặc biệt có thể dùng xua tan tà khí và chiêu nạp phúc khí mang tới cho người sở hữu nhiều may mắn và thành công hơn trong sự nghiệp lẫn trong cuộc sống.

Tranh sơn dầu thư pháp

Một trong những điều khó khi vẽ một bức tranh sơn dầu chính là kỹ thuật pha sơn, hay nhận định độ dày mỏng của sơn trên tác phẩm. Làm sao tránh bị nứt màu khi khô, hoặc màu dày – mỏng khác nhau làm mất vẻ mềm mại của tranh.

Sử dụng tranh ảnh để trang trí có thể thể hiện lên phong cách, sở thích và tài trí của gia chủ. Với những bức tranh có nội dung phù hợp, ý nghĩa sẽ gắn kết với tâm tư của gia chủ, qua đó có thể mang lại bình yên, an khang, hạnh phúc và đầm ấm đến với gia đình của mình.

Những bức tranh sơn dầu thư pháp còn có thể là một món quà ý nghĩa tình cảm và tinh thần rất lớn đối với các đối tác, người thân và bạn bè.

Tranh đính đá thư pháp

Những bức tranh đính đá thư pháp thể hiện được hồn dân tộc. Tranh gắn đá thư pháp được tái hiện qua chất liệu hạt đá tròn ( hạt cườm) để tạo nên 1 tác phẩm tranh đính đá thư pháp tinh tế , truyền thống mà hiện đại…

Khi nói về tranh gắn đá thư pháp thì đây chủ yếu là những bức tranh về chữ viết, được tác giả phác họa trong một khuôn khổ nhất định. Với từng đường nét dứt khoát thể hiện cái tâm và sự điêu luyện tỉ mỉ của người sáng tạo ra nó.

Tranh gạo thư pháp

Tranh gạo thư pháp tuy không có nhiều màu xanh đỏ tím vàng như những loại tranh thêu hay tranh đá quý nhưng lại độc đáo và lạ mắt đối với nhiều người còn chưa biết đến. Tranh gạo thư pháp thích hợp làm quà tặng tân gia nhà mới, quà tặng cha mẹ…

Tranh gạo thư pháp là một thể loại tranh nghệ thuật, sáng tạo độc đáo, bình dị được làm từ những hạt gạo thiên nhiên bé nhỏ kết hợp với đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Tranh gạo thư pháp tuy mộc mạc, giản dị nhưng rất có hồn. Vì thế, tranh gạo treo ở đâu cũng đẹp. Nó làm tôn thêm sự ấm cúng cho không gian nội thất, cũng như thể hiện được tính cách giản dị, dễ mến, dễ gần của gia chủ.

Xem thêm: 

Quà tặng bố: 67+ món quà ý nghĩa nhân các dịp đặc biệt

Món quà tặng mẹ ý nghĩa cao cấp 

Quà tặng đối tác: 35+ gợi ý quà tặng ngoại giao cho khách, đối tác nước ngoài ấn tượng

Top 10 địa chỉ bán tranh thư pháp nghệ thuật đẹp

Địa chỉ bán tranh thư pháp trên sứ

Hiệp hội tranh Việt gốm sứ Bát Tràng – số 159 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.

Địa chỉ bán tranh thêu thư pháp

Tranh thêu chữ thập Mai Linh – 56B Ngõ 148 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ bán tranh sơn dầu thư pháp

Tranh sơn dầu 68 – Trương Định, Quận 1,  Tp. Hồ Chí Minh

Địa chỉ bán tranh thư pháp mạ vàng, dát vàng uy tín

Quà tặng vàng – MT GOLD ART 

Tại Hà Nội

– 499B Lạc Long Quân, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội – 0919945858

– 36/45 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội – 0919945858

– 215 Giáp Nhất, Thanh Xuân, Hà Nội – 093 4646 123

– 57 Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội –0919945858

Tại TP HCM

Số 75 Huỳnh Văn Bánh, Phường 17, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh – 0919945858

MT Gold Art có chế độ giao hàng toàn quốc miễn phí và thanh toán ship COD cho khách hàng ở xa. MT Gold Art cũng cam kết bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 24 tháng và bảo hành trọn đời sản phẩm.

Ngoài ra, đội ngũ nhân viên nhiệt tình sẽ tư vấn để bạn chọn được sản phẩm ưng ý nhất. Do đó, khi mua hàng tại MT Gold Art, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng và các chính sách hậu mãi.

Thông tin liên hệ

DOANH NGHIỆP QUÀ TẶNG MT GOLD ART

Website: https://mtgoldart.com.vn/

Email:mtgoldart.com.vn@gmail.com

FB: https://facebook.com/mtgoldart

Hotline: 091 994 5858

Địa chỉ: 499B Lạc Long Quân, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.